Những năm gần đây, Quảng Bình đặc biệt quan tâm đến công tác tạo việc làm cho người lao động, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, giúp lao động vùng khó khăn tăng thêm thu nhập, thay đổi tư duy, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững.
Tại huyện miền núi Minh Hóa, trong 10 tháng đầu năm 2023, địa phương này đã giải quyết việc làm cho hơn 2.800 người. Trong đó khoảng 800 lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt có gần 50 lao động người dân tộc ra nước ngoài làm việc.
Còn tại huyện Lệ Thủy, trong năm 2023, gần 4.000 người được tạo việc làm, khoảng 270 lao động đi làm việc tại các nước như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… Trong số các lao động được tạo việc làm tại huyện Lệ Thủy, có khoảng 234 lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã miền núi gồm: Kim Thủy, Ngân Thủy và Lâm Thủy.
Không chỉ tại Lệ Thủy và Minh Hóa, trong năm qua, các địa phương khác tại Quảng Bình cũng tích cực vận động, đào tạo, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, đặc biệt là lao động đồng bào dân tộc thiểu số.
Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Quảng Bình, bà Đinh Thị Ngọc Lan, cho biết trong 10 tháng năm 2023, toàn tỉnh này đã giải quyết việc làm mới cho khoảng trên 15.500 lao động, đạt gần 85% kế hoạch năm, trong đó có trên 3.200 lao động được tuyển chọn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Trong số các lao động có việc làm cũng như ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng, có rất nhiều người là đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Những năm gần đây, nhận thức về việc làm và giải quyết việc làm đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại Quảng Bình đã có sự chuyển biến tích cực. Người lao động cũng đã tự tạo việc làm cho bản thân và tranh thủ các cơ hội để có việc làm thay vì trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước như trước đây.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Leave a Reply