© 2005-2023 Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân trí. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
© 2005-2023 Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân trí. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Mặt bằng nhỏ hẹp, rộng hơn 3m, sâu khoảng 1m nhưng tiệm cà phê ống tre trên địa bàn quận 4 (TPHCM) mỗi ngày thu hút hàng trăm người trẻ đến thưởng thức.
Chủ nhân quán nước này là anh Nguyễn Huỳnh (26 tuổi, ngụ tại TPHCM). Là người thích “xê dịch”, từ những chuyến đi cắm trại, chàng trai trẻ đã nhớ mãi hương vị cà phê sáng được hòa quyện với hương thơm tự nhiên từ ống tre tươi. Vì vậy, khi quyết định kinh doanh, anh đã nghĩ ngay tới mô hình cà phê ống tre này.
Vốn là một kiến trúc sư, mọi thứ trong quán từ ống tre, quầy pha chế, bộ menu,… đều do chủ quán tự thiết kế. “Tôi quyết định mở bán mà không hề đắn đo, vì loại hình kinh doanh này rõ ràng độc lạ, với tinh thần thân thiện với môi trường”, anh Huỳnh chia sẻ.
Chủ quán cho biết, ống tre được nhập từ các tỉnh vùng Tây Nguyên. Anh nhờ nông dân chặt tre thành các ống dài khoảng 16cm, rộng 5cm và vạt nhẵn cành lá. Khi ống tre về đến TPHCM, nhân viên của quán sẽ mài nhẵn, rửa sạch ống tre nhiều lần và đem phơi khô rồi mới phục vụ khách hàng.
“Chúng tôi thường mất nhiều thời gian chuẩn bị hơn so với các quán khác. Tuy nhiên, ly cà phê trở nên thu hút hơn bởi màu xanh tươi mát của ống tre, hương vị thơm hơn và tạo cảm giác thân thiện với môi trường, hạn chế được việc sử dụng đồ nhựa một lần”, chủ quán cho biết.
Dù mới chính thức mở bán chưa đầy 1 tháng nhưng lượng khách tìm đến quán mỗi ngày một đông. Trung bình mỗi ngày anh Huỳnh bán 200-250 ly cà phê ống tre, cuối tuần sẽ nhiều hơn. Mỗi ly mất khoảng 3-4 phút để pha chế, lâu hơn cà phê bình thường.
“Bên tôi sử dụng cà phê phin đậm “chất” Việt Nam. Ly cà phê phin đặt vào ống tre thì rất phù hợp, thể hiện nét văn hóa truyền thống. Kết hợp thêm mùi thơm tự nhiên của ống tre nữa, hương vị cà phê thơm ngon hơn”, anh Huỳnh tiết lộ về bí quyết thu hút khách hàng của mình.
Ngoài cà phê pha phin truyền thống vị nguyên bản hoặc thêm sữa, quán còn có thêm món đặc trưng là cà phê sữa dứa, nước mót với giá dao động 26.000-32.000 đồng/ly. Dù khách uống tại chỗ hay mang đi đều được phục vụ nước trong ống tre tươi, ống hút bằng cỏ bàng và muỗng gỗ. Những “ống” cà phê mang đi được ghim thêm quai làm bằng lá dừa khô và dùng màng bọc thực phẩm thay cho nắp nhựa.
Anh cho biết ống tre có giá thành cao hơn ly giấy và ly nhựa. Tuy nhiên, ống tre có thể tái sử dụng khoảng 5 lần nếu rửa sạch và phơi nắng. Sau khi thải bỏ, ống tre có thể dùng để trồng cây, trang trí.
Ông chủ tâm niệm không theo trào lưu “sớm nở tối tàn”, cà phê ống muốn hướng đến sự chỉn chu để đi đường dài.
“Không chỉ dừng lại ở ly ống tre, tôi còn ấp ủ mang đến giá trị cho khách hàng qua sự trải nghiệm ở một không gian đậm “chất” Sài Gòn, mọi người có thể vừa thưởng thức nước vừa ngắm nhìn thành phố. Không chỉ vậy, tôi luôn cập nhật những thức uống để làm mới hình ảnh trong mắt khách hàng. Và đương nhiên, mọi thứ vẫn phải lấy tiêu chí thân thiện với môi trường làm đầu”, ông chủ trẻ bộc bạch.
Là những người yêu thích cà phê, chị Trà My (21 tuổi, ngụ tại quận 7) đã cùng bạn bè tìm đến quán trải nghiệm sau khi thấy các clip chia sẻ trên mạng xã hội.
“Về hương vị cà phê thì tôi chưa thấy gì quá nổi bật, chỉ có xen lẫn một chút mùi thơm nhè nhẹ từ ống tre. Tuy nhiên, việc đựng thức uống trong ống tre màu xanh khá độc đáo, thân thiện với môi trường. Đây là một điểm cộng lớn, phù hợp với lối sống xanh hiện nay của người trẻ”, chị My nhận xét.
Bình Minh
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Doanh thu giảm nửa so với trước dịch Covid-19
20h, khu chợ Cầu Cống (đường Đoàn Văn Bơ, quận 4, TPHCM) vẫn tấp nập người qua lại. Thời điểm này, tiểu thương ở khu chợ vẫn còn làm việc, người lao động tự do thì tất bật trở về nhà.
Lúc này, xe bánh mì của chị Lê Thúy Liễu (44 tuổi) vào giờ “cao điểm”. Khách đến mua liên tục. Chị Liễu cùng 2 nhân viên luôn tay làm bánh mì. Chẳng mấy chốc, nguyên liệu đã hết trong nửa giờ đứng bán, chị Liễu phải vào bên trong lấy thêm hàng để phục vụ thực khách.
Chị Liễu cho hay, xe bánh mì luôn mở bán từ 15h, nhưng khoảng thời gian đông khách nhất là vào buổi tối. Bởi đó là thời điểm người lao động tự do tan làm, ghé đến tiệm mua bánh mì ăn tối thay cơm. Xe bánh mì mở qua khuya, đến 1h sáng hôm sau mới nghỉ.
Hàng bánh mì của chị Liễu có đa dạng các loại nhân như phá lấu, chả lụa, trứng, thịt khìa… vợ chồng chị chuẩn bị nấu nướng mỗi ngày.
Nhờ vậy “thịt thật”, “trứng thật”, giá cả lại dễ chịu, hầu hết người ăn dần trở thành khách quen nhiều năm.
Mỗi ổ bánh mì có giá 18.000-25.000 đồng, tùy vào loại nhân ăn cùng. Giá mỗi ổ bánh có thể giảm hoặc tăng tùy theo nhu cầu của thực khách. Nhưng hễ thấy ai khó khăn, nhìn cảnh người lao động đã lớn tuổi vẫn vất vả mưu sinh, chị Liễu đều âm thầm tặng bánh hoặc lấy nhiều nhân hơn đôi chút.
Được biết, hàng bánh mì của chị Liễu bán 300-400 ổ/ngày. Doanh số này, theo nữ chủ quán, đã là giảm một nửa so với thời điểm trước Covid-19.
“Bán hàng ăn thế này vất vả lắm. Vợ chồng tôi phải dậy sớm để lấy hàng mới, vì không dùng nguyên liệu để qua đêm. Công đoạn sơ chế cũng do chúng tôi chuẩn bị, quần quật đến giờ bán rồi dọn hàng, tới 5h sáng mới ngả lưng, cứ thế thành một vòng lặp đi lặp lại đã 17 năm qua”, chị Liễu nói.
Theo bà chủ xe bánh mì, nghề này vất vả vì người bán phải chọn lựa, sơ chế nguyên liệu kỹ càng, vệ sinh. Kinh doanh thực phẩm, vấn đề liên quan đến sức khỏe của thực khách là quan trọng nhất. Tâm thế ấy mang lại uy tín cho tiệm bánh đã 17 năm tuổi.
“Xe bánh chúng tôi đặt tên là “bánh mì Ông Mập” vì ngày xưa chồng tôi mập lắm, người ta hay gọi anh ấy như vậy. Nhưng làm việc nhiều quá nên giờ ảnh ốm lại luôn, không còn mập nữa”, chị Liễu cười, nói.
Không có dư vì tin và giúp người
Chị Liễu bộc bạch, xe bánh mì này là tâm huyết của chồng chị, anh Lưu Vạn An (56 tuổi). Trước đây, chị Liễu ở Vĩnh Long lên TPHCM lập nghiệp rồi gặp anh An.
Đứng trước lựa chọn về chồng lệch tới 13 tuổi, chị Liễu đã gật đầu, vì ưng cái tính hiền lành, sự chân thành của người đàn ông đứng tuổi. Sau khi cưới, chị cười kể, vợ chồng cũng khá “khắc khẩu”, khác biệt tuổi tác, nhưng anh thực sự một mực yêu thương vợ, dù có cự cãi qua lại, cặp đôi làm gì cũng có nhau.
Thời đó, anh An làm bảo vệ, lương chỉ 600.000 đồng/tháng. Ngày vợ mang bầu, sợ không có tiền lo cho con nhỏ sắp chào đời, anh An đi làm thêm, phụ việc ở nhà hàng để tăng thu nhập.
Sau 1 năm, vì đam mê nấu ăn, anh quyết định bỏ việc, dùng 8 triệu đồng tích cóp để thuê nhà, mở xe bán bánh mì. Đó cũng là lúc cô con gái đầu lòng của anh chị được 1 tuổi.
“Chúng tôi chỉ có cô con gái duy nhất đó nên quyết làm mọi việc vì con. Ngày đó gia đình khó khăn lắm, ngày bán chỉ vài chục ổ bánh, đủ tiền cho con uống sữa, còn vợ chồng tôi ăn uống tạm bợ qua ngày”, chị Liễu nhớ lại.
Dần dà, hàng bánh mì của anh chị thành quen thuộc với người lao động ở khu vực chợ Cầu Cống. Từ vài chục ổ, mỗi ngày anh chị bán 600-800 ổ bánh mì, doanh thu “khủng”.
Ông bà chủ xe bánh cùng cười xòa kể, cả hai cũng từng cùng nhau đi qua những ngày ế khách, phải ăn bánh mì trừ cơm.
Thương con gái, vợ chồng chị luôn chăm chỉ làm ăn, kiếm tiền để cho con đi học. Hàng bánh mì chỉ vắng bóng anh An những lúc anh đưa con gái đến trường, rồi gần đây là đưa đón con đi làm.
Kể chuyện vui vẻ khi vẫn luôn tay, chị Liễu chợt khựng lại, ngại ngùng thú nhận, vợ chồng chị vẫn ở căn nhà thuê để bán bánh mì suốt 17 năm qua. Con gái anh chị mới đây đã qua ở nhà cùng bố mẹ chồng.
“Nói ra thì ngại nhưng tới giờ chúng tôi vẫn chưa mua được căn nhà. Nhiều năm mà tiền làm ra không biết vì sao cũng đi đâu hết, không có dư”, chị Liễu cười xòa.
Bà chủ hàng bánh mì chia sẻ, vợ chồng chị có “sở thích” giúp người thân trong gia đình. Hễ thấy ai trong gia đình khó khăn hoặc bạn bè đến mượn tiền, chị đều rộng rãi đưa mà không lên tiếng đòi lại.
“Thấy người ta như vậy không lẽ mình có mà mình không giúp. Coi như ông trời cho mình chén cơm nuôi con học lên đại học, mình trả lại phúc đức, lo cho người thân trong nhà. Giờ vợ chồng tôi chưa có đủ tiền mua một căn nhà riêng, nhưng còn sức còn làm, cứ tích cóp rồi cũng có ngày thỏa nguyện”, chị Liễu tâm niệm.
Chị Hà Thu, tiểu thương kinh doanh tại khu chợ, cho biết vợ chồng chị Liễu vẫn đang ở nhà thuê, cũng là nơi bán bánh mì suốt nhiều năm qua.
“Chị Liễu hiếm khi đi chơi nên hàng bánh mì không mấy lúc vắng bóng vợ chồng chị. Vợ chồng Liễu hiền lành lắm, cả hai chỉ chí thú làm ăn, không ham chơi, cờ bạc gì cả và rất lo cho gia đình, người thân”, chị Thu nói.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Khởi nghiệp với doanh thu hàng chục tỷ đồng
Sau khi kết thúc thời gian làm việc tại Hàn Quốc, anh Vũ Văn Giáp trở về Việt Nam để bắt đầu khởi nghiệp. 5 năm trước, anh đến Bắc Ninh tìm hiểu các mô hình kinh doanh và thành lập Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ CLC Việt Nam.
Công ty chuyên sản xuất chi tiết máy, chế tạo máy tự động hóa, tạo thu nhập ổn định cho 50 nhân viên, có doanh thu trung bình 15 tỷ đồng/năm.
Để gặt hái được những “trái ngọt” hôm nay, “ông chủ” 8X đã trải qua quãng thời gian đầy gian khó, nỗ lực không ngừng nghỉ, vượt qua những khó khăn, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân.
Sinh ra ở vùng quê của tỉnh Nghệ An, những đứa trẻ như anh Giáp luôn ấp ủ ước mơ sau này lớn lên được đi lao động ở nước ngoài để tìm cơ hội mới, giúp cuộc sống vơi bớt khó khăn.
Đam mê sáng chế từ nhỏ, lớn lên, anh theo học tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc. Môi trường này giúp anh có cơ hội tiếp xúc với người Hàn Quốc và cập nhật nhanh những thông tin về thị trường lao động ở đất nước này.
“Thời điểm đó, ở trong nước chưa có nhiều điều kiện phát triển về lĩnh vực này, trong khi Hàn Quốc là đất nước đã có nền công nghiệp tân tiến. Vì vậy, tôi quyết tâm sang đây làm việc để học hỏi thêm kiến thức, kỹ năng. Và khi đã sang được Hàn Quốc, thực tế đều giống như tôi suy nghĩ”, anh Giáp chia sẻ.
Sau quá trình học tập, rèn luyện, năm 2007, chàng trai 22 tuổi chính thức sang Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS (lao động ngoài nước được cấp phép làm việc tại Hàn Quốc) trong ngành ngư nghiệp – đánh bắt và chế biến bạch tuộc tại đảo Jeju.
Khi mới đến đất nước xa lạ, khác biệt về môi trường, văn hóa, không có người thân bên cạnh, anh Giáp cũng gặp những khó khăn nhất định. Điều này không làm anh nản chí, mà càng quyết tâm vượt qua nghịch cảnh để kiếm tiền gửi về gia đình.
Những tháng này làm ngư nghiệp, khi thời tiết lạnh giá, chân tay buốt cóng đến mức không thể cầm đũa ăn cơm. Không còn cách nào khác, những lao động như anh chỉ còn cách dùng tay bốc cơm.
“Đi biển trời mưa, chiếc thuyền chỉ che chắn được không gian nhỏ. Đang ăn cơm cũng bị mưa rơi vào trong bát. Ai nấy đều phải cố gắng ăn để lấy sức làm việc”, anh Giáp nhớ lại.
Hết 1 năm, anh trở vào đất liền làm nhân viên bảo trì máy móc cho xưởng sản xuất tại Hàn Quốc. Chạm vào đam mê từ nhỏ của mình, anh đã chăm chỉ làm việc, học hỏi, không ngừng sáng tạo.
Anh Giáp còn tự chế tạo được máy móc hỗ trợ để giảm sức lao động cho công nhân của công ty, đồng thời, tích cực học cách quản lý và học tiếng Hàn để có thể giao tiếp tốt.
Nhờ đức tính cần cù, chịu khó, anh Giáp đã được ông bà chủ của xưởng sản xuất ưu ái và nhận anh làm con nuôi.
Nhìn lại quá trình 5 năm làm việc tại “xứ sở hoa anh đào”, anh Giáp phải thừa nhận đây là quá trình khó khăn, vất vả, nhưng mang lại cho anh không ít kỷ niệm, giá trị quý báu để sau này về nước lập nghiệp.
Câu chuyện khởi nghiệp của anh Giáp đã đạt giải Nhất trong Cuộc thi “Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc cùng lao động EPS về nước khởi nghiệp”, có 15 quốc gia phái cử tham gia. Vừa qua, anh đã được mời sang Hàn Quốc để gặp Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc và được biểu dương tại đây.
Từ bỏ nhân viên điện với mức lương hơn 1 triệu đồng/tháng
Sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng, anh Nguyễn Văn Dũng (Bá Thước, Thanh Hóa) xin vào làm nhân viên trong ngành điện lực ở tỉnh Quảng Ninh.
Bấy giờ, thu nhập của anh vỏn vẹn hơn 1 triệu đồng/tháng. Với mức lương này, anh thầm nghĩ không biết đến bao giờ mới có cơ hội đổi đời.
Biết được mong muốn đi làm việc nước ngoài luôn ấp ủ của anh, chính những người bạn đã giúp anh tiếp cận đến chương trình EPS. Để đủ điều kiện sang Hàn Quốc làm việc, ban ngày anh đi làm, tối về học thêm tiếng Hàn.
“Là người ở mốc số 0 về ngoại ngữ, song tôi cũng không gặp bất kỳ trở ngại nào trong việc chinh phục tiếng Hàn”, anh Dũng nói.
Anh lựa chọn cho mình phương pháp học tập trung trong không gian yên tĩnh nhất vào buổi tối. Tinh thần quyết tâm đi làm việc ở Hàn Quốc lên cao, anh miệt mài học tập.
Năm 2011, anh đã trúng tuyển và sang Hàn Quốc làm việc ở ngành sản xuất chế tạo, sản xuất ngói. Đây là công việc khá nhàn hạ và cho thu nhập hơn 20 triệu đồng/tháng.
Sau 5 năm làm việc, mong muốn lớn nhất của anh có thể đưa công nghệ sản xuất ngói Nhật Bản về ứng dụng tại Việt Nam. Song, để thực hiện điều này cần số vốn rất lớn, nên anh đành từ bỏ.
Đọng lại trong anh Dũng là tác phong làm việc, hiểu biết văn hóa, đặc biệt thuần thục tiếng Hàn. Anh mang thế mạnh này về mở trung tâm đào tạo tiếng Hàn tại quê nhà.
Với một vùng quê nghèo khó, muốn vận hành trung tâm ngoại ngữ không hề dễ dàng với anh. Song cùng sự quyết tâm, không nản lòng, từ 4 học viên lúc ban đầu, hiện trung tâm của anh đã có hơn 200 người.
Tích lũy được hơn 1 tỷ đồng, anh sử dụng một nửa số tiền đầu tư cơ sở vật chất. Ngoài anh, trung tâm cũng thu hút được thêm 3 cộng sự đào tạo về tiếng Hàn.
Theo anh Dũng, mỗi bạn trẻ cần biết trân quý thời gian, đặc biệt khi có điều kiện làm việc tại nước ngoài cần phải tích lũy kiến thức, kỹ năng. Có như vậy, khi về nước dễ dàng bắt nhịp trở lại và phát huy những thế mạnh đã tích lũy được.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Trại sản xuất phôi nấm bào ngư xám của anh Nguyễn Anh Tú (37 tuổi) ở thôn Mông Nghệ, xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, Quảng Nam có diện tích 700m².
Năm 2017, nhận thấy nhu cầu sử dụng nấm bào ngư của người tiêu dùng khá cao, nhưng tại địa phương chưa có nhiều cơ sở sản xuất loại nấm này nên anh Tú quyết tâm đầu tư, thử nghiệm. Anh mạnh dạn vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn của Đoàn thanh niên để khởi nghiệp.
Ban đầu, anh nhập phôi từ các trại có uy tín để trồng, nấm thu hoạch được khách hàng ưa chuộng. Sau đó, thị trường mở rộng, các cơ sở sản xuất nấm ngày càng nhiều, anh Tú dần định hướng sang sản xuất phôi nấm để đáp ứng nhu cầu này.
Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm, điều kiện sản xuất thực tế khác xa so với lý thuyết, anh gặp rất nhiều khó khăn. Phải qua vài năm vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm, tự mày mò học hỏi, anh Tú mới hoàn thiện việc sản xuất phôi nấm.
Anh lựa chọn phương pháp sản xuất theo tiêu chuẩn sạch từ nguyên liệu đến môi trường và quy trình để cho ra những tai nấm đạt chuẩn. Theo anh Tú, trong quá trình làm phôi nấm, điều quan trọng là tạo ra bịch phôi có hàm lượng dinh dưỡng cao để nấm phát triển tốt, cho năng suất cao…
Quy trình tạo ra một phôi nấm kéo dài vài tháng. Mỗi bịch phôi trung bình thu được 2-2,5 lạng nấm tươi. Quá trình nuôi, thu hoạch phụ thuộc vào kỹ thuật của từng người trồng. Vì vậy, khi bán phôi nấm, anh Tú tận tình hướng dẫn cho khách hàng kỹ thuật trồng nấm sao cho đạt chất lượng.
Anh Tú cho hay, trồng nấm quan trọng nhất là vấn đề vệ sinh, nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng. Cần tạo độ ẩm thích hợp, vệ sinh sạch sẽ thì nấm mới phát triển tốt. Nếu môi trường không sạch sẽ thì nấm sẽ bị bệnh, còn nắng nóng quá thì tai nấm sẽ nhỏ, không phát triển, năng suất không đạt.
Hiện nay, cơ sở của anh mỗi năm anh cung cấp 60.000-70.000 bịch phôi nấm tùy nhu cầu thị trường. Mỗi bịch phôi có giá bán 5.500 đồng/bịch, tiêu thụ ở các địa phương trong tỉnh Quảng Nam.
“Chúng tôi hỗ trợ người trồng nấm biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật, chăm sóc phôi nấm đúng cách. Khách hàng trồng nấm làm ăn hiệu quả thì phôi nấm của mình mới bán chạy được”, anh Tú chia sẻ.
Ngoài ra, anh còn dành hơn 100m² để sản xuất nấm tươi tại cơ sở, vừa kinh doanh vừa là điểm tham quan, chia sẻ kinh nghiệm cho những ai cần. Giá bán nấm tươi hiện nay 45.000-55.000 đồng/kg, tiêu thụ tại các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh.
Năm 2020, HTX Nông nghiệp Mông Nghệ được thành lập và Nguyễn Anh Tú làm giám đốc. HTX tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động tại địa phương, với mức lương 3-4 triệu đồng/tháng. Nhiều chị em phụ nữ trong thôn làm nông tận dụng thời gian rảnh rỗi xin vào làm nấm, cải thiện được phần nào thu nhập cho gia đình.
Về kế hoạch sắp tới, anh Tú cho biết sẽ mở rộng thêm diện tích trang trại và đầu tư hệ thống phun sương khép kín để nâng cao chất lượng và rút ngắn thời gian cho ra sản phẩm.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ
☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng
☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi
☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc
☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng
☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại
☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng
☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn
Điền Email của bạn để nhận tin Việc Làm mới nhất